Ngày 16/5, tại buổi giới thiệu
Xuất khẩu cao su có nhiều khởi sắc khi giá tăng.
Cũng theo ông An, giá cao su trong giai đoạn 2009-2010 rất tốt, từ 4.000 - 5.000 USD/tấn. Tuy nhiên hiện nay giá chỉ còn khoảng 1.300 - 1.500 USD/tấn. Năm 2024 giá cao su tốt hơn năm 2023, tăng từ 14 - 15%, khoảng 1.500 - 1.700 USD/tấn.
Sản lượng mủ cao su khô khai thác đạt khoảng 1,3 tấn/năm; trong nước tiêu thụ khoảng 300.000 tấn, còn lại phục vụ thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu cao su của Việt Nam đứng thứ đầu thế giới về năng suất, đứng thứ 3 về sản lượng.
“Cao su là nguyên liệu công nghiệp đặc thù mà chưa có nguồn nguyên liệu nào có thể thay thế được. Hiện có 3 nước trồng cao su tốt nhất là Thái Lan, Indonesia, Việt Nam. Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển ngành cao su trong thời gian tới” - ông An nhấn mạnh.
Theo các DN xuất khẩu cao su trong nước, Trung Quốc vẫn là yếu tố chủ chốt tác động đến xuất khẩu của ngành này. Trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu khác lo lắng về căng thẳng Biển Đỏ và giá cước vận chuyển tăng, thì ngành cao su ít chịu tác động do thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc. Toàn ngành cao su đặt mục tiêu năm 2024 xuất khẩu cao su đem về kim ngạch 3,3 - 3,5 tỷ USD.
Doanh nghiệp trong nước tìm kiếm cơ hội xuất khẩu tại các triển lãm. |
Đối với ngành sơn phủ, mực in, ông Vương Bắc Đẩu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sơn, mực in Việt Nam - báo tin vui về dấu hiệu hồi phục của ngành này trong 5 tháng đầu năm. Dấu hiệu tích cực nhất thuộc về ngành sơn công nghiệp và sơn gỗ, kỳ vọng mức tăng trưởng từ 20-25% so với năm 2023; các loại sơn trang trí, sơn tĩnh điện, sơn cuộn tăng trưởng thấp hơn, trên dưới 10%. Ngành mực in tuy không có sự hồi phục lớn nhưng chắc chắn, kỳ vọng tăng 10%.
Lý do ngành này tăng theo ông Đẩu bắt nguồn từ thị trường
Link nội dung: https://doanhnhandautu.info/mang-son-muc-in-cua-nhieu-nuoc-khong-co-cua-voi-viet-nam-a47803.html